Hành chính Phú Lâm, Tiên Du

Phú Lâm hiện nay có 5 làng (thôn) bao gồm: làng Ân Phú, làng Giới Tế, làng Đông Phù, làng Vĩnh Phục, làng Tam Tảo.

Ân Phú

  • Thôn Ân Phú là thôn ở cực Bắc của xã, tại đây người dân vẫn lưu truyền chuyện về ngài Minh Nhược, con thứ 16 của vua Hùng, về đây hướng dẫn nhân dân dựng làng, dựng xóm, sinh cơ lập nghiệp.

Giới Tế

Đông Phù

  • Thôn Đông Phù có tên là Trại Trù, sau là Trại Phù do giúp Cao Lỗ đánh Triệu Đà.
  • Thôn Đông Phù hiện nay có 5 xóm là xóm Đông Thịnh, xóm Trong Làng, xóm Ngõ Dọc, xóm Trại Dọc và xóm Trại Cốc.

Vĩnh Phục

  • Thôn Vĩnh Phục xưa có tên Phúc Trang Trại, có Mộc Lang sức học tinh thông, võ nghệ tài giỏi, theo Hai Bà Trưng đánh quân Đông Hán (Hậu Hán).

Tam Tảo

Cổng làng Tam Tảo được trang trí banderole (băng rôn) vào dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018
  • Thôn Tam Tảo có tên gọi là trang Tam Tảo từ thời Hùng Vương. Tam Tảo trước đây còn có tên làng Rừng, vì nơi đây ngập nước, lau sậy, cây cối mọc um tùm, đi lại trong mùa nước lớn hầu hết bằng thuyền, bởi thế dân gian có câu "Gạo Hồi Quan, thuyền nan Tam Tảo".
  • Thôn Tam Tảo có 8 xóm: xóm Hạ Giang, xóm Ấp Vang, xóm Đầu Làng, xóm Gốc Thị, xóm Cầu Mới, xóm Đầu Đình, xóm Giếng Chùa,[note 2] xóm Miễu. Đứng đầu mỗi xóm có một người giữ vai trò là Trưởng xóm do nhân dân các xóm trực tiếp bầu nên. Ngoài ra, trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày ở Tam Tảo còn một khái niệm khác là xóm Lớn, thực chất đây không phải là một đơn vị hành chính của thôn và cũng chưa từng có người nào giữ vai trò là Trưởng xóm Lớn mà là do vị trí của 4 xóm Đầu Làng, xóm Gốc Thị, xóm Cầu Mới, xóm Đầu Đình nằm cạnh nhau nên ranh giới không tách biệt rõ ràng như 4 xóm còn lại nên được gọi chung là xóm Lớn để phân biệt với bốn xóm còn lại của thôn.
  • Thôn có một hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp là Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp và Điện năng Tam Tảo. Dựa trên sự chia xóm của thôn Tam Tảo, Ban Quản trị của Hợp tác xã đã chia các hộ gia đình thành 10 đội sản xuất cụ thể như sau:
ĐộiTên xómGhi chú
1Xóm Hạ GiangTrưởng xóm thường được chọn ra từ một trong hai người làm Đội trưởng Đội sản xuất
2
3Xóm Ấp Vang
4Xóm Đầu LàngTrong giao tiếp hàng ngày tại địa phương thường gọi chung khu vực của 4 xóm này là:
xóm Lớn, đồng trong, trong làng hay đơn giản là làng.
5Xóm Gốc Thị
6Xóm Cầu Mới
7Xóm Đầu Đình
8Xóm Giếng Chùa
9Xóm MiễuTrưởng xóm thường được chọn ra từ một trong hai người làm Đội trưởng Đội sản xuất
10
  • Do xóm Hạ Giang được người dân làng Tam Tảo lập lên từ hơn 200 năm nay nên khi nhân dân trên làng làm đình mới (năm 1815) đã rỡ đình cũ chuyển xuống xóm Hạ Giang để nhân dân xóm Hạ Giang thờ vọng Thành hoàng làng Đức Phụ Quốc vương; Minh Phúc Hoàng Thái hậu; hai anh em Đào Đạt, Đào Minh tướng quân, do vậy nhân dân xóm Hạ Giang đã lấy ngày 10 tháng 09 âm lịch làm Hội lệ của xóm Hạ Giang thuộc thôn Tam Tảo.[4]

Kết chạ Phong Tảo – Xuân Dục

Làng Tam Tảo có tục kết nghĩa với làng Xuân Dục, xã Yên Thường, tổng Yên Thường, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc (nay thuộc xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội). Truyền rằng, năm Ất Hợi (1815), làng Tam Tảo chuyển gỗ theo đường sông Thiên Đức (sông Đuống ngày nay) về để dựng đình, đến đoạn sông ở Xuân Dục thì mắc cạn, không thể đi được. Các già làng vào đình Xuân Dục lễ thần, sau đó được dân làng Xuân Dục ra giúp sức để đưa bè gồ ra giữa sông. Cảm tạ tấm lòng của dân làng Xuân Dục, làng Tam Tảo xin nhận làm anh em kết nghĩa. Từ đó, nhân dân hai làng đều tôn trọng gọi nhau bằng anh.[9]

Suốt 2 thế kỷ qua, 2 làng vẫn luôn thực hiện các hoạt động nhằm gắn bó, vun đắp cho tình anh em đó.

  • Hiện nay ở làng Tam Tảo đã đặt tên đoạn đường từ Chợ Tam Tảo đi qua đình đến xóm Miễu là đường Xuân Phong, còn ở làng Xuân Dục cũng đã đặt tên đoạn đường qua đình làng là đường Phong Xuân.[note 3]
  • Mặt khác, để tô điểm thêm cho tình anh em keo sơn gắn bó thì quần chúng nhân dân yêu văn thơ của 2 làng đã cùng nhau sáng tác tập thơ: Thắm tình Xuân - Phong, tập thơ đã được viết bổ sung nhiều lần (tính đến năm 2009 là tập thứ 3).
  • Hàng năm, mỗi khi đến dịp hội làng của Tam Tảo thì dân anh Xuân Dục ngoài việc cử các đoàn đại biểu, các cụ cao niên đến tham dự và chia vui không khí lễ hội với dân làng thì còn có các đoàn nghệ thuật của đoàn viên thanh niên thôn Xuân Dục từ Gia Lâm về Tam Tảo tham gia biểu diễn cùng với Chi Đoàn thanh niên thôn Tam Tảo. Hay mỗi khi trong Tam Tảo có giải bóng đá thiếu niên của thôn đều cố gắng mời dân anh Xuân Dục cử đội đại diện tham dự.
  • Ngày 22/09/2015 thôn Tam Tảo tổ chức đêm diễn nghệ thuật Kỷ niệm 200 năm kết chạ Phong Tảo – Xuân Dục. Về tham dự có các đồng chí lãnh đạo huyện Tiên Du, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện, Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện, các đồng chí lãnh đạo xã, các vị chức sắc, các cụ hai giới và đông đảo nhân dân trong địa phương tham gia.[10]
  • Thắm tình Xuân - Phong 2009: Trang bìa
  • Thắm tình Xuân - Phong 2009: Lời nói đầu
  • Thắm tình Xuân - Phong 2009: Ban biên soạn